1. Bối cảnh thế giới về du lịch sức khỏe
Sự tăng trưởng toàn cầu về kinh tế của các nước trên thế trong lĩnh vực y tế đặc biệt là nhu cầu của bệnh nhân, các chuyên gia y tế cũng như công nghệ y tế, các nguồn tài trợ vốn và các chế độ đã được chuyển hướng qua biên giới giữa các quốc gia đã làm tăng các mô hình tiêu thụ và sản xuất các dịch vụ y tế trong những thập kỷ gần đây.
Sự dịch chuyển hàng hoá và dịch vụ dưới sự bảo trợ của Tổ chức Thương mại Thế giới Và Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (Smith, 2004, Smith và cộng sự,. 2009) đã đẩy nhanh quá trình Tự do hoá thương mại dịch vụ y tế, cũng như những phát triển liên quan đến việc sử dụng các dịch vụ y tế trong khu vực và Các hiệp định thương mại song phương. Vì chăm sóc sức khoẻ chủ yếu là một ngành công nghiệp dịch vụ, điều này đã làm cho dịch vụ sức khoẻ có thể mua bán được nhiều hơn trên toàn cầu.
Một yếu tố mới quan trọng trong thương mại ngày càng tăng trong việc chăm sóc sức khoẻ của bệnh nhân được điều trị sang một quốc gia khác; Hiện tượng này đã thúc đẩy hình thành loại hình DU LỊCH Y TẾ. Du lịch y tế được thực hiện khi người tiêu dùng lựa chọn đi du lịch qua biên giới của quốc gia khác với ý định nhận một số hình thức chữa bệnh. Việc điều trị này có thể là một thời gian dài sử dụng đầy đủ các dịch vụ y tế, nhưng thường bao gồm chăm sóc nha khoa, phẫu thuật thẩm mỹ, phẫu thuật tự chọn, và điều trị sinh đẻ.
Du lịch y tế đã có từ thời cổ đại, tuy nhiên đến thế kỷ 21, nhu cầu về du lịch chữa bệnh đã sự thay đổi sang hướng các bệnh nhân từ các quốc gia giàu có hơn và phát triển hơn đi đến các nước kém phát triển để tiếp cận với các dịch vụ y tế, chủ yếu là do các phương pháp điều trị chi phí thấp có sẵn trong các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ được trợ giúp bởi các chuyến bay giá rẻ và các nguồn thông tin internet.
Ngành du lịch y tế năng động nhưng cũng rất dễ “bay hơi” do các yếu tố khách quan bao gồm: môi trường kinh doanh, thay đổi chính sách trong nước, bất ổn chính trị, hạn chế đi lại, thực tiễn không như quảng cáo,…
Hiện nay, thị trường của loại hình Du lịch sức khỏe (nguồn bệnh nhân) đã dịch chuyển từ các nước OECD sang các quốc gia có thu nhập thấp hơn và trung bình (LMIC) như Ấn Độ, Thái Lan và Malaysia. Với tình hình như vậy, thì ngành y tế của các nước phát triển cũng bị ảnh hưởng khá nghiêm trọng.
2. Du lịch sức khỏe tại Việt Nam
Theo Bộ Y tế, Việt Nam mỗi năm thu về 1 tỷ USD từ việc người nước ngoài tới trị bệnh. Riêng tại TP.HCM, hàng năm có đến 30 – 40% khách ngoài thành phố và ngoài nước đến khám, chữa bệnh, tuy nhiên chủ yếu là người Campuchia và Lào. Gần đây có thêm số lượng kiều bào, du khách từ Úc, Mỹ, Canada, Nhật… về thăm gia đình kết hợp đi du lịch và khám nha khoa, trong đó Bệnh viện FV dẫn đầu với 20.000 lượt điều trị, Bệnh viện Đại học Y dược 18.000 lượt, Bệnh viện Chợ Rẫy 1.200 lượt,…
Theo báo cáo của UBND TP. Hồ Chí Minh, trong 6 tháng đầu năm nay, khách quốc tế đến Thành phố ước đạt gần 2,8 triệu lượt khách, tăng 14,7% so cùng kỳ và đạt 51,5% kế hoạch năm 2017. Doanh thu ngành du lịch trong 6 tháng ước đạt gần 54 ngàn tỷ đồng, tăng 12% so cùng kỳ và đạt 47,9% kế hoạch năm 2017.
Theo thông tin của Sở Du lịch TP.HCM, hàng năm có khoảng 50.000 người Việt Nam đi du lịch nước ngoài kết hợp khám chữa bệnh. Ước tính khoảng 2 tỷ USD đã “chảy máu” theo người bệnh sang các quốc gia khác, trong khi TP.HCM có khả năng rất lớn trong việc thu hút người bệnh từ các quốc gia khác và những tỉnh thành lân cận đến khám chữa bệnh kết hợp tham quan, mua sắm, thu hút ngoại tệ.
Với hiện trạng ngành du lịch như hiện nay, TP.HCM đang hình thành các loại hình du lịch hiện đại cung cấp các dịch vụ về du lịch mang tầm khu vực. Ngoài loại hình Du lịch MICE, TP.HCM hướng đến phát triển loại hình du lịch chăm sóc sức khỏe hướng đến thị trường trong nước và quốc tế.
Vấn đề cấp thiết để phát triển loại hình du lịch sức khỏe là một sức ép về lợi thế cạnh tranh của TP.HCM so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc, Singapore…
Tiêu chí về lợi thế cạnh tranh về du lịch sức khỏe đòi hỏi quản lý nhà nước về du lịch của TP.HCM là đơn vị đầu tàu để có thể phân tích thị trường, định hướng thị trường mục tiêu và thị phần cần xúc tiến loại hình này. Việc marketing địa phương TP.HCM là một điểm đến của du lịch chữa bệnh đòi hỏi tư duy làm kinh tế trong du lịch ở một góc độ cung cấp dịch vụ đẳng cấp – một loại hình du lịch xa xỉ phục vụ cho tầng lớp khách hàng khó tính và giới thượng lưu.
Với chính sách và định hướng phát triển loại hình du lịch này, TP.HCM cần xác định và chọn lọc dịch vụ chăm sóc sức khỏe cụ thể và đặc thù nhất (theo điều kiện của Thành phố) trong các loại dịch vụ y tế như phẩu thuật thẩm mỹ, phẩu thuật chuyển giới, điều trị bệnh nan y hay là điểm đến của việc chăm sóc sức khỏe sinh sản…..
Để TP.HCM trở thành điểm đến cho du lịch chăm sóc sức khỏe đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành có liên quan, đặc biệt là ngành Y tế cụ thể là hệ thống cơ sợ vật chất, thái độ phục vụ của hệ thống các bệnh viện đạt chuẩn (sẵn có hoặc xây mới) hay hệ thống khách sạn được đầu tư theo mô hình chăm sóc sức khỏe theo định hướng dịch vụ được cung cấp.
Về thị trường trong khu vực, việc mở rộng thu hút được khách hàng tiềm năng của loại hình du lịch sức khỏe đòi hỏi các yếu tố liên kết các quốc gia trong khu vực bao gồm
+ Chính sách phát triển liên quốc gia trong khối hay trong khu vực, môi trường đầu tư về loại hình du lịch y tế sao cho tránh tình trạng dòng chảy khách hàng tập trung vào một điểm đến làm mất cân đối gây ảnh hưởng nghiêm trọng trong cơ cấu kinh tế của quốc gia hoặc điểm đến khác
+ Các quốc gia cần có chính sách công nhận mẫu bệnh xuyên quốc gia để mỗi điểm đến có thể cung cấp dịch vụ y tế về mẫu bệnh một cách tốt nhất
+ Văn hóa bản địa và văn hóa du nhập từ du khách là bệnh nhân nước ngoài cũng là một yếu tố quan trong mà các cấp lãnh đạo cần đặc biệt quan tâm để tránh tình trạng sốc văn hóa, lối sống, thái độ và hành vi
+ Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch như các công ty lữ hành và truyền thông, quảng bá, các đơn vị cung cấp nguồn nhân lực sẽ là các đơn vị hỗ trợ và khai thác loại hình du lịch sức khỏe khi thành phố có đầy đủ điều kiện để khai thác để góp phần vào sự thịnh vượng của nền kinh tế TP.HCM.
Nhìn chung, TP.HCM có tiềm năng để phát triển loại hình du lịch sức khỏe để, có lợi thế cạnh tranh vì tính ổn định về chính trị tạo 1 điểm đến an toàn thân thiện nhưng để đạt được năng lực cạnh tranh về loại hình du lịch này cần phải có lộ trình thực hiện và chương trình hành động theo từng giai đoạn để có thể kịp thời điều chỉnh và phát triển theo khung tăng trưởng kinh tế của thế giới, để thị trường du lịch chăm sóc sức khỏe của TP.HCM không phải là vấn đề còn bỏ ngỏ.