Đẩy mạnh công tác kiểm tra VBQPPL tài nguyên và môi trường

Tổng hợp kết quả tự kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của các Bộ, ngành, địa phương gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường theo nội dung Công văn số 5547/BTNMT-PC, hầu hết các văn bản quy phạm pháp luật do các Bộ, ngành, địa phương ban hành có nội dung liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ đều được ban hành đúng thẩm quyền, nội dung, trình tự, thủ tục, thể thực, kỹ thuật trình bày theo quy định của pháp luật. Bộ cũng đã phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc thực hiện các nhiệm vụ kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường của Bộ và của các địa phương khi được yêu cầu.

Về kết quả tự kiểm tra

Bộ đã tiến hành tự kiểm tra 21 văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành hoặc liên tịch ban hành của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trong năm 2020. Qua kiểm tra cho thấy các văn bản quy phạm pháp luật đều đã được kiểm tra và cơ bản đều bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của hệ thống quy phạm pháp luật, có căn cứ pháp lý, đúng thẩm quyền, đúng trình tự, thủ tục và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thực hiện tự kiểm tra và lập danh mục văn bản quy phạm pháp luật có nội dung liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của 15 Bộ, ngành, cụ thể như: Công an, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban dân tộc, Khoa học và Công nghệ, Ngoại giao, Quốc phòng, Thanh tra Chính phủ, Giáo dục và Đào tạo, Kế hoạch và đầu tư, Tài chính, Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Giao thông vận tải, Nội vụ, Thông tin truyền thông và Công thương.

Về kết quả kiểm tra theo thẩm quyền

Thực hiện Kế hoạch kiểm tra theo thẩm quyền, ngày 06 tháng 10 năm 2020, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Công văn số 5547/BTNMT-PC đề nghị các Bộ, ngành, địa phương tự kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật ban hành từ ngày 15 tháng 10 năm 2019 đến ngày 15 tháng 10 năm 2020 đang còn hiệu lực pháp luật có các quy định liên quan đến lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường, kết quả:

Đã có 15 Bộ, cơ quan ngang Bộ gửi báo cáo kết quả kiểm tra, bao gồm: Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Xây dựng; Bộ Ngoại giao; Bộ Tài chính; Bộ Công an; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Giao thông vận tải; Bộ Công thương; Bộ Quốc phòng; Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Bộ Nội vụ và Thanh tra Chính phủ và Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trong đó có 08 Bộ, cơ quan ngang Bộ không ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường là Thanh tra Chính phủ, Bộ Nội vụ, Bộ Thông tin Truyền thông, Bộ Quốc phòng, Bộ Công Thương, Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Ngoại giao và Bộ Xây dựng.

Đã có 55 Hội đồng nhân dân cấp tỉnh gửi báo cáo tự kiểm tra liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường, cụ thể: Lai Châu (0 văn bản), Hậu Giang (05 văn bản), Nghệ An (01 văn bản), Bến Tre (01 văn bản), Đà Nẵng (03 văn bản), Kiên Giang (03 văn bản), Tây Ninh (05 văn bản), Phú Thọ (07 văn bản), Quảng Nam (02 văn bản), Thành phố Hồ Chí Minh (01 văn bản), Long An (01văn bản), Lạng Sơn (02 văn bản), Đắk Lắk (04 văn bản), Hà Nam (02 văn bản), Quảng Ngãi (04 văn bản), Gia Lai (0 văn bản), Sóc Trăng (01 văn bản), Trà Vinh (04 văn bản), Đồng Nai (11 văn bản), Lâm Đồng (01 văn bản), Đắk Nông (02 văn bản), Huế (05 văn bản), Thái Nguyên (01 văn bản), Ninh Thuận (03 văn bản), Tiền Giang (10 văn bản), Lào Cai (06 văn bản), Hải Dương (05 văn bản), Bình Dương (01 văn bản), Nam Định (01 văn bản), Sơn La (0 văn bản), Quảng Bình (01 văn bản), Bình Định (03 văn bản), Bà Rịa – Vũng Tàu (0 văn bản), Hà Tĩnh (02 văn bản), Phú Yên (01 văn bản), Quảng Trị (04 văn bản), Cao Bằng (02 văn bản), Bình Thuận (01 văn bản), An Giang (07 văn bản), Tuyên Quang (03 văn bản), Yên Bái (01 văn bản), Đồng Tháp (08 văn bản), Cà Mau (04 văn bản), Cần Thơ (01 văn bản), Bạc Liêu (02 văn bản), Vĩnh Phúc (02 văn bản), Hải Phòng (0 văn bản), Điện Biên (01 văn bản), Kon Tum (02 văn bản), Lâm Đồng (04 văn bản), Tiền Giang (09 văn bản), Hậu Giang (05 văn bản), Quảng Ninh (01 văn bản), Thái Bình (17 văn bản), Hưng Yên (01 văn bản)

Đã có 42 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi báo cáo tự kiểm tra liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường, cụ thể: Trà Vinh (07 văn bản), Nam Định (09 văn bản), Bắc Ninh (04 văn bản), Trà Vinh (08 văn bản), Hà Giang (04 văn bản), Vĩnh Long (07 văn bản), Cần Thơ (01 văn bản), Thái Bình (03 văn bản), Lai Châu (09 văn bản), Gia Lai (20 văn bản), Tuyên Quang (03 văn bản), Ninh Thuận (06 văn bản), Đồng Tháp (02 văn bản), Kon Tum (02 văn bản), Đồng Nai (11 văn bản), Quảng Bình (02 văn bản), Hà Tĩnh (11 văn bản), Nam Định (09 văn bản), Bến Tre (02 văn bản), Phú Yên (07 văn bản), Hưng Yên (03 văn bản), Quảng Nam (03 văn bản), Bình Định (05 văn bản), Hà Nam (07 văn bản), Lạng Sơn (06 văn bản), Đắk Nông (03 văn bản), Nghệ An (24 văn bản), Cà Mau (03 văn bản), Thái Nguyên (02 văn bản), Bắc Kạn (04 văn bản), Ninh Bình (11 văn bản), An Giang (16 văn bản), Sóc Trăng (01 văn bản), Vĩnh Phúc (04 văn bản), Quảng Ninh (07 văn bản), Hải Phòng (08 văn bản), Đà Nẵng (08 văn bản), Bình Thuận (04 văn bản), Điện Biên (04 văn bản), Lâm Đồng (13 văn bản), Tiền Giang (02 văn bản), Đắk Lắk (03 văn bản).

Tổng hợp kết quả tự kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của các Bộ, ngành, địa phương gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường theo nội dung Công văn số 5547/BTNMT-PC, hầu hết các văn bản quy phạm pháp luật do các Bộ, ngành, địa phương ban hành có nội dung liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ đều được ban hành đúng thẩm quyền, nội dung, trình tự, thủ tục, thể thực, kỹ thuật trình bày theo quy định của pháp luật.

Bộ cũng đã phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc thực hiện các nhiệm vụ kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường của Bộ và của các địa phương khi được yêu cầu.

Về kết quả xử lý VBQPPL

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức xử lý kết quả kiểm tra của 03 văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ và do Bộ chủ trì xây dựng cụ thể như sau:

Ngày 01/9/2020, Ủy ban Pháp luật có Công văn số 3447/UBPL14 về việc xử lý văn bản pháp luật có nội dung chưa phù hợp với Luật Xử lý vi phạm hành chính đối với 02 Nghị định do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì xây dựng liên quan đến thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, thẩm quyền của Thanh tra viên chuyên ngành công thương quy định tại Nghị định số 18/2020/NĐ-CP ngày 11/02/2020 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ, Nghị định số 36/2020/NĐ-CP ngày 24/3/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản.

Ngày 3/9/2020, Bộ Tài nguyên và Môi trường có Công văn số 4730/BTNMT-PC gửi Văn phòng Chính phủ đề nghị Văn phòng Chính phủ tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, bãi bỏ các nội dung chưa phù hợp đã quy định tại Nghị định số 18/2020/NĐ-CP ngày 11/02/2020 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ và Nghị định số 36/2020/NĐ-CP ngày 24/3/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản vào Điều 2 (Điều khoản thi hành) của dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, cụ thể:

“Bãi bỏ điểm c Khoản 1 Điều 14 Nghị định số 18/2020/NĐ-CP ngày 11/02/2020 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ.

Bãi bỏ điểm c Khoản 1 Điều 65 Nghị định số 36/2020/NĐ-CP ngày 24/3/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản”.

Ngày 17/9/2020, Bộ Tài nguyên và Môi trường có Công văn số 5122/BTNMT-PC gửi Ủy ban pháp luật (trong đó có gửi báo cáo đến Bộ Tư pháp) về việc giải trình và xử lý một số nội dung chưa phù hợp với Luật xử lý vi phạm hành chính liên quan đến 02 Nghị định nêu trên.

Ngày 20/11/2020, Bộ Tài nguyên và Môi trường nhận được Kết luận số 58/KL-KTrVB của Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp về kết luận kiểm tra đối với Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT ngày 29/9/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 6/01/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.

Ngày 27/11/2020, Bộ Tài nguyên và Môi trường có Công văn số 6722/BTNMT-TCQLĐĐ gửi Bộ Tư pháp về việc giải trình và xử lý một số nội dung quy định tại Điều 4 Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT. Đồng thời ngày 7/12/2020, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành văn bản số 6874/BTNMT-PC gửi Cục Kiểm tra văn bản QPPL báo cáo và đề xuất phương án xử lý nội dung quy định còn chưa phù hợp tại Điều 4 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT.

Theo cspl-tnmt.monre.gov.vn

Dẫn theo nguồn: http://cspl-tnmt.monre.gov.vn/nghiep-vu-cong-tac-phap-che/ra-soat-kiem-tra-he-thong-hoa/day-manh-cong-tac-kiem-tra-vbqppl-tai-nguyen-va-moi-truong.html

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *