GAN, THẬN TRONG KHỬ ĐỘC, THẢI ĐỘC CÁC THỰC PHẨM ĐỘC HẠI VÀ CÁCH GIẢI ĐỘC BẰNG THẢO DƯỢC CHO CHÚNG

Hiện nay, vấn đề vệ sinh – an toàn thực phẩm đang ở mức báo động đỏ. Các thực phẩm bẩn, thực phẩm ôi thiu, kém chất lượng được bày bán tràn lan trên thị trường kéo theo những hệ lụy vô cùng nghiêm trọng, nếu người sử dụng không may ăn phải những thực phẩm này nhẹ có thể gây ra các triệu chứng cấp tính, bán cấp tính, nhiễm độc nặng có nguy cơ dẫn đến tử vong nếu không có các biện pháp xử lý kịp thời. Nhất là trong dịp tết đến xuân về, trong các bữa cơm vui vẻ gia đình dễ thường gây ra ngộ độc. Nhận thấy được tầm quan trọng trong việc xử lý kịp thời các biểu hiện của ngộ độc thực phẩm tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc, chúng giới thiệu tới độc giả vấn đề các cơ quan chính trong cơ thể liên quan đến khử độc, thải độc có trong thực phẩm và cách giải độc cho chúng.
Khi nói đến khử độc và thải độc tự động trong cơ thể thì người ta đề cập đến 9 cơ quan như: gan, thận, ruột già, da, phổi, não, hệ thống bạch huyết, dạ dày, mắt. Não không phải là cơ quan thải độc trực tiếp nhưng nhân tố tinh thần, áp lực căng thẳng của não có thể kìm hãm hoạt động hệ thống thải độc. Hệ thống bạch huyết đảm nhiệm vai trò dò tìm độc tố trong cơ thể. Độc tố sẽ từ hạch bạch huyết đi thấm vào máu sẽ tới phổi rồi thải ra ngoài. Thải độc qua mắt, vì trong nước mắt có chứa một lượng lớn chất độc hại không tốt cho sức khỏe. Những người hay khóc có tác dụng thải độc ở mắt hiệu quả. Dạ dày gây nôn mửa, tống thức ăn ra ngoài. Trong nội dung này chúng tôi tập chung giới thiệu 5 cơ quan chính trong cơ thể liên quan đến khử độc, thải độc các chất độc có trong thực phẩm gồm: gan, thận, ruột già, da, phổi. Trước hết chúng tôi giới thiệu gan và thận về cấu tạo chức năng và cách giải độc của chúng, còn các cơ quan khác chúng tôi sẽ giới thiệu tiếp ở các bài báo sau
GAN
Gan là một trong những cơ quan quan trọng nhất của cơ thể. Gan có vai trò tích cực trong quá trình chuyển hóa và gồm nhiều chức năng như:
– Chức năng tuần hoàn (chuyển hóa máu từ hệ thống tĩnh mạch cửa sang hệ thống tuần hoàn chung, dự trữ máu).
– Chức năng bài tiết (như tiết mật xuống ruột để tiêu hóa mỡ và thải trừ chất độc).
– Chức năng khử độc (như khử các chất độc do cơ thể sinh ra và các chất độc do cơ thể bị nhiễm từ ngoài vào).
– Chức năng chuyển hóa đạm, đường, mỡ.
– Chức năng huyết học (như tạo máu ở thời kỳ bào thai và sản xuất các yếu tố đông máu).
Dưới đây sẽ trình bày về cấu tạo và vai trò khử độc của gan cùng một số thảo dược có thể giải độc cho gan
1.1.1. Cấu tạo của gan
Gan là một cơ quan nằm ở phía bên phải ổ bụng. Vì vậy, các bệnh lý về gan thường có triệu chứng đau ở vùng dưới sườn bên phải. Nó là một tạng lớn nhất của cơ thể, nặng khoảng 1.500g, được chia thành hai thùy trái và phải. Thùy phải to hơn thùy trái. Phía trên, gan tiếp giáp với cơ hoành, phía dưới là ruột non và ruột già. Phía trước bên phải tiếp giáp với dạ dày, phía sau bên phải là thận phải. Mặt dưới gan có túi mật. Khi ăn thức ăn có nhiều dầu mỡ, túi mật sẽ co bóp để tống mật xuống ruột giúp tiêu hóa chất béo.
Hầu như tất cả các cơ quan trong cơ thể như thận, não… đều nhận máu trực tiếp từ tim. Duy nhất chỉ có gan, do có một nhiệm vụ quan trọng trong việc chế biến những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể cho nên gan vừa nhận máu từ tim thông qua động mạch gan, lại vừa nhận máu trực tiếp từ đường tiêu hóa thông qua 1 động mạch lớn gọi là tĩnh mạch cửa. Chính vì nằm ở vị trí “chiến lược” này, các chất dinh dưỡng trong thức ăn được hấp thụ từ ruột sẽ đi qua gan để được biến đổi thành các chất cần thiết cho cơ thể. Đồng thời các độc chất từ đường tiêu hóa cũng phải qua gan để được lọc và khử độc. Tĩnh mạch cửa cung cấp khoảng 80% tổng lượng máu tới gan. 20% máu còn lại chuyên chở dưỡng khí Oxy cần thiết cho hoạt động của gan là do động mạch gan cung cấp. Khi đến gan, hai dòng máu này cùng đổ vào các cấu trúc đặc biệt trong gan gọi là xoang mạch máu. Từ các xoang mạch này, các chất trong máu được thấm nhập vào trong tế bào gan và ngược lại, các chất từ tế bào gan cũng được thấm nhập trở lại vào trong máu. Thông qua quá trình trao đổi này, tế bào gan thực hiện các nhiệm vụ của mình. Sau đó, máu từ các xoang mạch sẽ tập trung đổ vào các tĩnh mạch gan. Từ tĩnh mạch gan, máu lại tiếp tục đổ vào tĩnh mạch chủ dưới để cuối cùng trở về tim.
 Hình 1.1: Sơ đồ cấu tạo của gan
1.1.2.3. Chức năng khử độc
Gan đóng vai trò chủ yếu trong việc chống chất độc nội sinh và ngoại sinh. Quá trình khử độc có thể chia thành hai loại chính:
a. Cố định và thải trừ
– Trong cố định và thải trừ chủ yếu là một số các kim loại như muối chì, muối đồng,… và các chất màu vào cơ thể bị gan giữ lại rồi thải trừ nguyên vẹn qua mật.
b. Khử độc hóa học là khử độc quan trọng nhất của gan
– Trong khử độc hóa học chủ yếu là biến chất độc thành chất không độc để đào thải ra ngoài. Khử độc hóa học có nhiều cách:
+ Như quá trình tạo thành urê từ NH3 đó là quá trình khử độc thường xuyên của cơ thể, nếu gan không khử độc được thì dẫn đến hôn mê gan.
+ Khử độc bằng cách oxy-hóa như alcol etylic dưới tác dụng của enzym alcol dehydrogenase thành aldehyd acetic rồi thành axit acetic.
+ Alcol methylic, aldehyd benzylic cũng bị khử độc ở gan theo cơ chế này.
+ Khử độc bằng cách khử oxy.
+ Khử độc bằng cách methyl hóa. Đây là quá trình khử độc phổ biến nhất trong cơ thể.
+ Khử độc bằng cách liên hợp như liên hợp với glyxin.
+ Liên hợp với axit sunfonic: các chất độc phenol, inđol sinh ra trong quá trình thối rữa ở ruột được hấp thụ một phần qua gan rồi đào thải qua nước tiểu.
+ Liên hợp glucuronic như: phenol, alcol thơm, alkaloid, steroid cũng đào thải dưới dạng này.
Như vậy quá trình thải độc của gan là rất quan trọng đối với cơ thể nên luôn luôn phải bảo vệ gan, tìm cách giải độc cho gan.
1.1.2. Thảo dược có tác dụng giải độc cho gan
Khi gan bị nhiễm độc gây ra rất nhiều hậu quả, trong đó triệu chứng của ngộ độc gan dễ nhận biết nhất là da trở nên vàng vọt, hay có cảm giác mệt mỏi, buồn nôn, nước tiểu màu sẫm,… Những cách làm mát gan giải độc giúp giải độc gan nhưng có thể hiệu quả không tốt 100% vì còn tùy thuộc vào tình trạng gan ra sao và cơ địa của mỗi người. Trong nghiên cứu Tây y cũng như y học cổ truyền thì cách giải độc cho gan khá phổ biến, đó là những thực phẩm, rau, củ, quả rất gần gũi với chúng ta. Thị trường hiện nay có một số loại thuốc giải độc gan, tuy nhiên, theo khuyến cáo thì tốt nhất nên dùng các loại dược liệu thiên nhiên vì nó tác động tốt mà không gây ra những tác dụng phụ không đáng có.

Một số loại thảo dược sau đây có thể giải độc cho gan, được trình bày trong bảng 1.1.

 Bảng 1.1: Một số loại thảo dược có thể giải độc cho gan
Có thể tham khảo thêm tài liệu trong báo Khoa học và Đời sống của Hoàng Khánh Toàn
Ngoài các loại thảo dược trên, nước và việc uống nước là yếu tố vô cùng quan trọng. Cơ thể chúng ta cần một lượng nước nhất định để có thể bài tiết, thanh lọc. Tốt nhất là uống 1 cốc nước thật lớn vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và uống 1 cốc nước vừa phải trước khi đi ngủ, số còn lại uống đều trong ngày để đảm bảo lượng nước vừa đủ cho cơ thể.
THẬN
Thận đóng vai trò đào thải các chất cặn bã có hại hoặc không cần thiết của quá trình chuyển hóa ra ngoài cơ thể. Sự bài tiết nước tiểu lúc cơ thể thải trừ một lượng lớn nước, như vậy thận có vai trò chủ yếu trong việc duy trì hằng định nội môi. Dưới đây sẽ trình bày về cấu tạo và chức năng của thận.
1.2.1. Cấu tạo của thận
Cơ thể chúng ta có hai quả thận nằm trong khoang bụng, sau phúc mạc, đối xứng với nhau qua cột sống. Các quả thận nhận máu từ cặp động mạch thận bắt nguồn từ tĩnh mạch chủ bụng và chảy vào các cặp tĩnh mạch thận. Theo GS. Lê Đức Trình – Trường Đại học Y Hà Nội, mỗi quả thận có trên 1 triệu đơn vị thận (nephron) đó vừa là đơn vị cấu tạo vừa là đơn vị chức năng. Mỗi đơn vị thận đều có
cầu thận và ống thận.
– Cầu thận gồm quản cầu Malpighi và nang Bowman. Quản cầu Malpighi gồm khoảng 50 mao mạch xếp song song thành khối hình cầu, ngăn cách giữa nang và mao mạch là một màng lọc mỏng để lọc
các chất từ mao mạch sang nang.
– Ống thận gồm ống lượn gần, quai Henle và ống lượn xa. Dịch lọc từ nang đổ vào ống lượn gần rồi quai Henle rồi đến ống lượn xa. Từ ống lượn xa, dịch lọc đổ vào ống góp. Nước tiểu tạo thành được đưa vào ống góp, sau đó được đổ vào bể thận, qua niệu quản rồi vào bàng quang. Sự tạo thành nước tiểu ở đơn vị thận gồm các giai đoạn: lọc cầu thận, tái hấp thu và bài tiết ở ống thận.
 Hình 1.2: Sơ đồ cấu tạo của thận
1.2.2. Chức năng của thận
1.2.2.1. Chức năng lọc của cầu thận
Lọc cầu thận là giai đoạn đầu của sự tạo thành nước tiểu. Nước tiểu đầu tiên được tạo thành từ huyết tương, nó là chất siêu lọc của huyết tương và được thu góp trong khu vực Bowman của cầu thận sau đó chảy vào ống lượn gần của đơn vị thận. Sự tạo thành dịch lọc của cầu thận phụ thuộc vào các yếu tố như: áp suất hiệu lực của sự lọc và sự thẩm thấu của màng mao mạch cầu thận. Các quả thận đóng vai trò là bộ lọc máu tự nhiên trong cơ thể và các chất thải được dẫn đến bàng quang để thải ra ngoài. Nước tiểu do các quả thận bài tiết gồm các chất thải như urê, axit uric và ammoniac, nhưng thận cũng có nhiệm vụ tái hấp thu lại nước, glucose và các axit amin. Thận cũng tạo ra các hormone như calcitriol, renin và erythropoietin.
Màng cầu thận chiếm 5 – 10% diện tích của cầu thận và có lỗ nhỏ đường kính từ 75-100 Ao. Do đó sự thẩm thấu của cầu thận là có chọn lọc, những phân tử nhỏ có thể được lọc qua, những phân tử lớn có trọng lượng phân tử trên 70.000 thì không qua được. Hình dạng của phân tử và sự tích điện của chúng cũng có ảnh hưởng, những phân tử tích điện dương dễ dàng qua màng cầu thận hơn là
những phân tử anion. Sự lọc máu của thận rất lớn, cứ mỗi phút có tới hơn 1000 lít máu qua thận lớn hơn gấp 20 lần so với các cơ quan khác. Người ta tính ra cứ 5 phút thì máu lại đi qua một lần. Như vậy lượng 5 lít máu trong người sau 24 giờ có thể chảy qua thận 288 lần vì thế thận cần cung cấp oxy rất lớn.
1.2.2.2. Quá trình bài tiết nước tiểu của thận
Nước tiểu được tạo thành ở các đơn vị thận đầu tiên là được lọc máu qua màng lọc rồi thành nước tiểu đầu ở nang cầu thận và được thải ra ngoài theo niệu quản, bàng quang và niệu đạo.
1.2.2.3. Sự tái hấp thu của các ống thận
Mỗi ngày có khoảng 180 lít nước tiểu loạt đầu được tạo ra trong các xoang Bowman nhưng chỉ có 1-2 lít nước tiểu thực sự hình thành, đó là do khi chảy qua ống lượn gần, ống lượn xa đã xảy ra sự tái hấp thu nước và các chất cần thiết cho cơ thể. Đối với nhiều chất vô cơ cũng như hữu cơ (Cl-, Na+, H2O, HCO3-, NH4+, glucose, urê, creatinin, axit amin,…) có sự tái hấp thu và bài tiết ở ống thận cùng một lúc.
1.2.2.4. Axit hóa nước tiểu
Một trong những chức năng của thận là điều hòa thăng bằng: axit-base nhờ cơ chế bài tiết ion H+ và giữ base, chủ yếu là cation Na+.
1.2.2.5. Chức năng nội tiết của thận
Ngoài những chức năng kể trên, thận còn có một chức năng nội tiết liên quan đến việc điều hòa sự hằng định của nội môi, thăng bằng nước điện giải và huyết áp nhờ qua hệ renin-angiotensin và aldosteron.
Tóm lại thận là một cơ quan bài tiết giúp loại bỏ chất thải và độc tố ra khỏi cơ thể cho nên phải bảo vệ thận và khi thận đau yếu thì phải giải độc cho thận.

1.2.3. Thảo dược có tác dụng giải độc cho thận

 Bảng 1.2: Một số loại thảo dược có thể giải độc cho thận

Ngoài các loại thảo dược trên, nước là thành phần không thể thiếu đối với cơ thể, nó cần cho tất cả các hoạt động từ đào thải cặn bã đến tái tạo tế bào,…

                                     GS.VS.TSKH.BS ĐÁI DUY BAN
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *