Thuốc Nam dân tộc Chăm, Ninh Thuận – Chăm sóc sức khỏe cộng đồng

 Vườn dược liệu

Chúng tôi đã có dịp về  thăm tỉnh Ninh Thuận và nhận thấy đồng bào dân tộc Chăm đã phát hiện sử dụng nhiều cây thuốc quí, nhiều bài thuốc hay, điều trị một số bệnh thông thường có  kết quả  tốt. Do thời gian ngắn không  cho phép tìm hiểu được  nhiều, chúng tôi xin giới thiệu một vài cây thuốc quí, bài  thuốc hay để đồng nghiệp và độc giả tham khảo.

Ở hai thôn Phước Nhơn và An Nhơn, xã Xuân Hải, đây là vùng nông nghiệp nhưng có 90% gia đình làm nghề thu hái, nuôi trồng, chế biến và buôn  bán thuốc Nam. 70%  hộ gia đình trồng  cây cảnh trong vườn bằng thuốc Nam. Xã có 684 người hành nghề mua bán dược liệu, đa số là người cao tuổi. Trong xã đã nuôi trồng 137 cây thuốc quí. Đã xác minh được  tên của  từng  cây  thuốc, gồm tên bằng tiếng  dân  tộc,  tiếng  Việt,  tên  khoa  học,  bộ phận  dùng  làm  thuốc, phương pháp thu hái, bào chế, công  dụng  chữa  bệnh,  kiêng  kỵ… Có đầy đủ chứng  cứ khoa  học:
Như cây quế vàng để điều  trịviêm  khớp  và  các  chứng đau bụng. Cây Bạch  tứ long điều  trị rắn độc  cắn  và  mụn  nhọt (nhọt  Mạch lươn). Cây Cà gai hoa tím điều  trị chứng  sâu răng, trong  sách  vở nói  nhiều về cây  cà gai  hoa  tím, nhưng đến đây chúng tôi mới nhìn thấy. Cây Quần Quân điều trị đau nhức xương khớp. Hay cây Hổ vĩ mép  lá vàng, điều  trị chứng  ho mất  tiếng,  viêm họng  hạt. Cây Chùm Ngây điều  trị phụ nữ kinhnguyệt không đều, bạch đới. Cây Đà đa điều trị chứng đau giây thần  kinh  tọa….Đây là thí dụ mộtsố cây thuốc thường dùng trong số137 cây thuốc có trong tư liệu.Về bài  thuốc thì có rất nhiều, đồng bào dân tộc Chăm đã dùng để điều  trị trên 10  nhóm  bệnh khác  nhau,  chúng tôi chưa có điều  kiện  giới  thiệu được  nhiều chỉ đơn cử một vài bài điển hình để đồng nghiệp, bạn đọc biết và tham khảo:

Bài thuốc chữa bệnh  thống phong theo cách gọi của Đông y,Tây y gọi là bệnh Gút, của lương y Nguyễn vănThừa:
Bài thuốc  gồm: Quả chuối hột (rừng). 3g,  củ ráy  (rừng)  4g,  khổ qua (tầm  phỏng)  1g,  tỳ giải  2g.
Cách  dùng:  Sao vàng  hạ thổ, đóng gói 10 gam/. Ngày  uống  2-3  gói  pha với nước đun sôi uống, (cấm không cho đường  vào thuốc). Theo Đông y ngọt làm hại thận (Chú ý củ Ráy rừng có độc nên bào chế cẩn thận để giảm bớt tính độc).

Bài thuốc kết  hợp để làm tăng sự thanh trọc của  thận  và chống  suy  thận  gồm: Qui đầu  12g,  thục địa 16g, bạch thược  6g, xuyên  khung  8g, trạch  tả 10g,  tỳ giải 16g, xa tiền tử 6g, cam thảo 8g, hoàng bá 16g,đại  táo 3  quả.
Cách  dùng:  Ngày  uống  một  thang, sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn.

Bài  thuốc chữa Thần kinh tọa của lương y Đạo Thanh  Hảo.
Thần  kinh tọa Đông y gọi  là chứng hàn tý, người bệnh thường đau nhức  từ mông lan tỏa xuống phía sau đùi đến mắt cá chân. Ngồi và đi lại khó khăn.
Bài thuốc: Cây bông giấy 10g, cây xấu hổ 15g,  rễ cây  cối  xay 10g, rễ giây chiều 10g, Pặch váng (cả cây và rễ) 10g, củ gió đất 10g,  lức  lang 12g,  rễ thượng  váng 10g, rễ thần sạ 10g, vỏ cây sung 10g.
Cách dùng: Sắc uống ngày 3lần mỗi lần sắc đổ 3 bát nước, sắc lấy ½ bát.
Kiêng kỵ trong  thời  gian  uống  thuốc : Chất tanh,  chua,mỡ, rau muống.

Bài  thuốc điều  trị chứng  kiết  lỵ cấp  tính của Lương y Thập Văn Chưởng.
Triệu chứng  Bụng đau quặn, đại  tiện  khó,  mót  rặn  nhiều, có khi đi ra máu mủ.
Rau sam tươi 16g, cỏ sữa lá nhỏ (sao) 12g, rễ cỏ tranh (sao)  10g, lá mã đề 8g,  cỏ mực tươi 12g,  vỏ măng cụt  8g,  hạt  cau  khô  4g.
Cách  dùng:  Sắc đặc, ngày uống 3 lần sau bữa ăn, uống khi thuốc còn ấm, uống liên tục 15 ngày.
Bài thuốc chữa lỵ mạn tính
Triệu chứng: Lỵ kéo dài  hay  tái  phát, bụng đau âm ỉ, đại  tiện  thất thường, mót rặn, có khi thoát giang (lòi dom). Rau sam khô (sao) 16g, đọt ớt xiêm khô 6g,  gừng tươi 2g,  vỏ  lựu (sao)  4g,  Buồng  cau rủ khô  4g,  cỏ mực (sao)  6g,  rễ cỏ  tranh tươi 6g, vỏ  quýt  lâu năm(sao)  6g,  rễ dây dần (sao)  6g.
Cách  dùng: Sắc đặc, ngày uống 3 lần sau khi ăn, khi thuốc còn ấm, uống liên tục 15 ngày.
Kiêng kỵ: Mỡ, rượu, Cà fê, tanh, mắm tôm.

Thuốc  Nam  chữa  bệnh  rất  hay,  cần được quan tâm nuôi trồng, thu hái chế biến, sử dụng.Đây cũng là chủ trương của Đảng  và Chính phủ, chủ trương của ngành Y tế để bảo tồn và phát huy  giá  trị thuốc  dân  tộc. Hội  Nam  y  Việt  Nam ra đời có một trọng trách là nghiên cứu xác định danh tính chuẩn xác cây  thuốc,  thành  phần hóa  học, công  dụng  chữa  bệnh, cách bào chế, kỹ năng sử dụng, những chỉ dẫn cụ thể, làm tốt việc này chính là nâng cao kiến thức phổ thông cho toàn dân biết và sử dụng hiệu quả thuốc Nam trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe.

TTND. BS Cao cấp Nguyễn Xuân Hướng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *