Tiếng đàn piano- không chỉ điều trị về thân bệnh mà còn điều trị tâm bệnh

10h sáng, khi công việc khám, điều trị của một buổi không còn quá bận rộn, chuẩn bị nhường chỗ cho người nhà vào thăm bệnh nhân thì ngay sảnh tầng 1 tại Tòa nhà Trung tâm – Tòa nhà mới của Bệnh viện TWQĐ 108.

Nữ nghệ sĩ mặc áo dài thướt tha bên chiếc đàn piano sang trọng, trước mặt là những ca khúc trữ tình, hay những bài hát thời chiến, nhạc trẻ để phục vụ đa dạng công chúng. Các nghệ sĩ đến biểu diễn là nghệ sĩ nhạc viện Hà nội, trung tâm về âm nhạc biểu diễn, họ cũng mong muốn cùng bệnh viện xây dựng bệnh viện văn hoá, mang âm nhạc tới bệnh viện, phối hợp để cùng mang niềm vui đến với bệnh nhân.

Từ cuối tháng 6 đến nay Bệnh viện đã đưa âm nhạc vào trong chương trình phục vụ cho người bệnh và người nhà người bệnh. Không chỉ riêng phục vụ âm nhạc cho người bệnh, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 luôn quan tâm tới tinh thần người bệnh, coi người bệnh là trung tâm.
 Chia sẻ về ý nghĩa của âm nhạc, PGS TS Phạm Nguyên Sơn – PGĐ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết: Chúng tôi nghĩ nhiều làm sao người bệnh được động viên tinh thần cho người bệnh trong cuộc chiến với bệnh tật . Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho tổ chức các buổi biểu diễn âm nhạc các ngày trong tuần vào 2 khung giờ sáng và chiều tại không gian chính của bệnh viện mới (sáng từ 10h – 12h; chiều từ 15h – 17h). Âm nhạc đến bệnh viện, đây là nét văn hóa mới cũng là chủ trương xây dựng bệnh viện văn hoá mang tầm quốc tế. Môi trường này cũng làm nhân viên bớt căng thẳng stress phục vụ người bệnh tốt hơn.

Tiếng đàn thấy nhẹ nhàng, yêu đời hơn
Là người thường xuyên có mặt trong các buổi biểu diễn âm nhạc tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, từ khi phải vào viện để điều trị căn bệnh dị ứng thuốc cho tới nay, bà Nguyễn Thị Tuyết Nhung (79 tuổi) ở Hà Nội chưa từng bỏ qua một buổi biểu diễn âm nhạc nào.
Bệnh nhân Nguyễn Văn Tuấn đang điều trị tại khoa Nội Bệnh viện 108 chia sẻ, bệnh nhân luôn lo lắng tới bệnh tật, suy nghĩ xem bệnh của mình có nặng không, gia đình, con cái ở nhà như thế nào và khi xuống sảnh được nghe tiếng đàn thì ông thấy nhẹ nhàng hơn, yêu đời hơn.

Bệnh nhân Trần Văn Vang,  khoa A1 suốt 5 ngày ông đều ra nghe nhạc và khi nghe nghệ sĩ đánh đàn bài “Bên kia bờ Hiền Lương” ông thấy rất vui. Vào viện 7 ngày ông đã thấy khoẻ 50 – 60%. Ông V. đã đi nhiều bệnh viện nhưng thích nhất là được vào Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 để được các bác sĩ chăm sóc tốt và được nghe đàn piano.

Tại Bệnh viện TWQĐ 108 không chỉ riêng sảnh toà nhà trung tâm được đặt đàn mà trên hành lang buồng bệnh vẫn có nhạc không lời trong giờ thích hợp vì sử dụng đàn chỉ những bệnh nhân đi lại được còn bệnh nhân không đi được vẫn có âm nhạc đến tận giường.
Thể loại nhạc được phát tại đây cũng khá đa dạng, gồm những bản nhạc không lời từ dân ca, nhạc thời kháng chiến cho tới bản nhạc nhẹ trữ tình của nước ngoài. Tất cả được triển khai với mục đích tận tụy hết lòng vì người bệnh.
Không chỉ có vậy, để giúp các bệnh nhân không thể đi lại, trên khắp các hành lang và trong buồng bệnh, những bản nhạc du dương, tha thiết được vang lên như giúp bệnh nhân xua tan đi những mệt mỏi, căng thẳng, giúp họ có tâm lý thoải mái hơn để trị bệnh nhanh khỏi, sớm trở lại với cuộc sống thường ngày.
Tuy mới đi vào hoạt động nhưng bệnh viện cũng nhận được nhiều phản hồi tốt của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân qua các kênh khác nhau như gọi điện, gửi thư, fanpage của Bệnh viện.
Theo Phạm Hằng/vhay.vn
Dẫn theo nguồn: http://vhay.vn/suc-khoe-cong-dong/tieng-dan-piano-khong-chi-dieu-tri-ve-than-benh-ma-con-dieu-tri-tam-benh-1043-369730.html

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *