Vị thuốc Hà thủ ô

Hà thủ ô  có vị đắng, hơi ấm, không độc, vào kinh túc quyết âm can, túc thiếu âm thận đi lên thuộc dương. Hà thủ ô là vị thuốc nuôi doanh ích huyết, có tác dụng tiêu hạch, ung, trừ phong chẩn đầu mặt, làm mạnh gân cốt, đẹp da, ích khí huyết, bổ chân âm, trị hư lao, uống lâu thêm tinh, tiêu 5 loại trĩ, đen râu tóc, mạnh tinh ích tuỷ, đàn bà ra khí hư, là vị thuốc điều hoà khí huyết.Tác dụng vào 2 kinh can và thận.

Ở nước ta chỉ có 1 loài là Hà thủ  ô đỏ, mọc ở Hà Giang, Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, đôi khi gặp ở Lạng Sơn, Cao Bằng,Yên Bái, Hoà Bình, Thanh Hoá, Nghệ An. Nguồn dược liệu Hà thủ ô đỏ ở Việt Nam trước đây khá dồi dào, nhưng do khai thác nhiều, hiện nay chỉ có thể khai thác ở  một số vùng như Hà Giang (Quản Bạ, Đồng Văn, Mèo Vạc) Lai Châu (Sìn Hồ,Tủa Chùa) và Lào Cai (Than Uyên). Hiện nay đang được trồng tại các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc bằng củ hoặc bằng dây. Cây trồng sau 2-3 năm mới thu hoạch, năng suất khoảng 2 tấn củ khô/ha. Hà thủ ô đỏ chứa 1,7% antraglucosid, trong đó có crysophanol. Hợp chất phospholipid chiếm 3,49% trong dược liệu thô và 1,82% trong dược liệu đã qua chế biến. Hợp chất 2,3,5,4`tetrahydroxy-stilben-2-0-beta-D- glucosid có trong hà thủ ô, đã được sử dụng làm thành thuốc mọc tóc. Hàm lượng của chất này trong củ rễ là 1-3%.Ngoài ra còn chứa 2 khoáng chất có ích cho sức khoẻ như Cr và Ni. Chất lecithin trong Hà thủ ô có tác dụng làm tăng đường máu ở thỏ, nên được dùng chữa suy nhược thần kinh, sinh huyết dịch, bổ tim, cải thiện chuyển hoá.Antraglucosid có tác dụng kích thích co bóp ruột, kích thích tiêu hoá,cải thiện khả năng dinh dưỡng.Các chất stilben nhưresveratrol và+ piceid có tác dụng hạ  lipid máu, hạcholesterol và acid cholic.Các stilben của Hà thủ ô, có tác dụng làm giảm tổn thương gan, do ức chế một phần sự tích luỹ các peroxyd-lipid trong gan, ức chế tăng GOT và GPT trong huyết thanh. Cao cồn Hà thủ ô còn có tác dụng dự phòng  xơ mỡ động mạch, do làm giảm cholesterol, triglyceride huyết thanh và ức chế tăng lipid máu.

Hà thủ ô còn có tác dụng nội tiết  kiểu oestrogen và progesterone, làm tăng trương lực cơ tử cung, tăng tiết sữa và chống viêm, chống co thắt phế quản. Dịch chiết nước nóng của Hà thủ ô chế, làm tăng tích luỹ glucogen ở gan lên 6 lần, trong khi hà thủ ô sống không có tác dụng này, ngoài ra nước sắc còn có tác dụng ức chế phát triển của trực khuẩn lao. Bài “Lục vị tân phương” trong đó có hà thủ ô đỏ,có tác dụng tăng số lượng hồng cầu, lợi tiểu, nhuậntràng, giúp bệnh nhân bớt mệt mỏi, ăn ngon, ngủ tốt, tăng cân.Chế phẩm Ramazona bào chế từ bài thuốc “Phù tang thế bảo” của Tuệ Tĩnh, gồm hà thủ ô đỏ, rau má thìa, ngưu tất và ba kích, đã điều trị  trên bệnh nhân lớn tuổi, có tác dụng nâng cao thể trạng, làm tâm thần sảng khoái, tăng protid máu, giữ ổn định huyết áp. Ở châu Âu, Hà thủ ô được xem là cây thuốc giúp cơ thể trẻ lại,ngăn ngừa sự lão hoá và kéo dài tuổi thọ .Hà thủ ô đỏ được xem là  vị thuốc bổ dưỡng từ năm 731 sau công nguyên ở Trung Quốc, được hàng triệu người phương Đông sử dụng thường xuyên, giúp cơ thể khoẻ mạnh,trẻ mãi không già tăng khả năng sinh đẻ cả ở nam và nữ. Hà thủ ô được xem là vị thuốc chữa gan và thận, làm cân bằng các chức năng và giúp cơ thể khoẻ mạnh.Theo Alan R. Gaby-2006-The NaturalPharmacy-NXB-Ba dòng  sông-New York,Tr.678:

Hà thủ ô là vị thuốc cổ truyền Trung Quốc, khi chưa chế biến gọi là Hà thủ ô trắng, có tác dụng nhuận tràng, giải độc máu, khi chế biến có tác dụng như thuốc bổ máu, mạnh gan thận, bổ dưỡng và làm tăng tuổi thọ, giảm đau ốm ở  người cao tuổi, tác dụng theo cơ chế chống xơ vữa động mạch, làm ổn định và kích thích chức năng miễn dịch cơ thể, tăng khả  năng tạo 64 hồng cầu.Hoạt chất là các hợp chất antraquinon, phospholipid(lecithin), tannin và tetrahydroxystilbenglucosid.  Lecithin là nguồn phosphor thiên nhiên dễ hấp thu, giúp cho chuyển hoá tốt và tăng khả năng hoạt động của tế bào thần  kinh.Theo Giang Tô tân y học viện-1975-Trungdược đại từ điển, NXB KHKT Thượng Hải: Hà thủ ô có tác dụng bổ gan thận,  thu liễm tinh khí, khi vào dạ dày, giúp dạ dày tiêu hoá tốt, khi đến ruột phân giải đường đặc hiệu và dễ hấp thu, khi vào máu thì  kích thích các men trong huyết dịch tạo ra nhiều tế bào mới, vì vậy mà có khả năng trị các chứng thiếu máu, làm cho cơ thể cường tráng, cải thiện thần kinh suy nhược, làm trẻ hoá cơ thể.

  PGS.TS Nguyễn Thượng Dong – Nguyên Viện trưởng Viện Dược liệu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *