Kiến tạo thể chế, chính sách, pháp luật cho phát triển bền vững

Giai đoạn 2016-2021, ngành tài nguyên và môi trường đã có những chỉ đạo quyết liệt, tập trung vào kiến tạo thể chế, chính sách, pháp luật nhằm xóa bỏ rào cản, giải phóng các nguồn lực tài nguyên cho phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ môi trường cho phát triển bền vững.

Quán triệt, triển khai thực hiện ba khâu đột phá chiến lược, ngay từ đầu nhiệm kỳ, toàn ngành đã rà soát, đánh giá thực tiễn, trên cơ sở đó trình Chính phủ ban hành các cơ chế, chính sách nhằm tháo gỡ ngay những vướng mắc về đất đai, khoáng sản, tài nguyên nước, bảo vệ môi trường, phục vụ hiệu quả cho phát triển nông nghiệp, công nghiệp, tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, nâng cao tỷ trọng đóng góp cho ngân sách nhà nước. Để góp phần hoạch định những chủ trương, chiến lược cho phát triển đất nước, toàn ngành đã hoàn thành tổng kết, sơ kết 03 nghị quyết quan trọng về tài nguyên và môi trường gồm: Nghị quyết 09-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa X về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, Nghị quyết số 19-NQ/CP về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, Nghị quyết số 24-NQ/TW về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Trên cơ sở kết quả tổng kết, dưới sự chỉ đạo sâu sát của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, ngành đã tham mưu để Ban Chấp hành Trung ương ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 36-KL/TW về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 Khóa XI.

Bộ đã tích cực chỉ đạo xây dựng các dự án Luật thuộc trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường tham mưu cho Chính phủ trình Quốc hội nhiệm kỳ khoá XIV: đã xây dựng, trình ban hành Luật Đo đạc và bản đồ năm 2018; Luật BVMT sửa đổi trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ họp thứ 10, Quốc hội khoá XIV; xây dựng, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về nội dung xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai; trình Chính phủ dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc giải quyết một số vấn đề vướng mắc trong quá trình tổ chức thi hành Luật Đất đai. Cùng với Luật Tài nguyên, môi trường biển và Hải đảo năm 2015, Luật Khí tượng thủy văn năm 2015, Bộ đã thiết lập hành lang pháp lý cho quản lý tổng hợp tài nguyên biển đảo, ứng phó với biến đổi khí hậu, đo đạc bản đồ[1], chuyển đổi phương thức quản lý theo hướng chủ động phòng ngừa, tăng cường kiểm soát, ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường ngay trong quá trình triển khai dự án, không để xảy ra các sự cố gây hậu quả nghiêm trọng. Đồng thời, chủ động đề xuất các đề án thí điểm đối với những vấn đề mới, nhạy cảm để tổng kết, rút kinh nghiệm để hoàn thiện các chủ trương, chính sách, pháp luật,… Tập trung xây dựng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật, Bộ đã trình Chính phủ ban hành 28 Nghị định, Thủ tướng Chính phủ ban hành 11 Quyết định; đã ban hành 213 thông tư, thông tư liên tịch theo thẩm quyền[2]. Ngoài ra, Bộ đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan xây dựng các nội dung để trình cơ quan có thẩm quyền thông qua: Luật sửa đổi 37 Luật liên quan đến quy hoạch; nội dung về miễn thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước,…; hiện đã xây dựng, hoàn thiện trình Chính phủ xem xét, ban hành các Nghị định sửa đổi các Nghị định quy đinh chi tiết thi hành luật đất đai; nghị định về giao khu vực biển; các nghị định liên quan đến xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường, biển và hải đảo,…

Tập trung xây dựng, hoàn thiện chiến lược, quy hoạch, chương trình mục tiêu quốc gia về quản lý tài nguyên và môi trường. Trình Quốc hội phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối (2016-2020) cấp quốc gia; trình Thủ tướng Chính phủ phân bổ các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất cho các tỉnh, thành phố để các địa phương điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, cấp huyện; tổ chức thẩm định quy hoạch sử dụng đất của các địa phương; Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu. Trình Chính phủ Quy hoạch sử dụng biển Việt Nam đến năm 2035 và kế hoạch thực hiện giai đoạn 2017 – 2025. Triển khai việc lập Quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông Hồng – Thái Bình.

Đẩy mạnh cải cách, hiện đại hóa nền hành chính xây dựng Chính phủ điện tử, chủ động hội nhập, hợp tác quốc tế, tăng cường đổi mới sáng tạo: Bãi bỏ, sửa đổi gần 63% điều kiện kinh doanh; cắt giảm bãi bỏ, đơn giản hóa các TTHC liên quan đến kiểm tra chuyên ngành. Thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến đối với 100% thủ tục hành chính của Bộ, cho người dân, doanh nghiệp, trong đó, có 33 dịch vụ công mức độ 4 hoàn thành yêu cầu của Chính phủ tại Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2020 và hoàn thành trước 6 tháng các chỉ tiêu Nghị quyết số 17/NQ-CP của Chính phủ đặt ra trong giai đoạn 2019-2020. Nỗ lực cắt giảm thời gian thực hiện các TTHC về đăng ký, cấp GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản, đặc biệt là ở các địa phương đã nâng chỉ số Đăng ký quyền sở hữu, sử dụng tài sản lên mức xếp hạng 60 trong 190 nước được đánh giá; chỉ số tiếp cận đất đai tăng bình quân 0,27 điểm/năm (trong đó Đồng Tháp, Quảng Ninh và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đi đầu trong cải thiện chỉ số tiếp cận đất đai); tỷ lệ người dân phản ánh có bôi trơn trong làm thủ tục cấp giấy chứng nhận giảm 34% so với năm 2016, chỉ số hài lòng của người dân tăng 13%; chỉ số đo lường sự hài lòng của người dân (SIPAS) đối với dịch vụ công về đất đai; xếp hạng chỉ số cải cách hành chính năm 2019 của Bộ tăng 09 bậc so với năm 2016.


[1] Nghị định số 40/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, Nghị định số 155/2016/NĐ-CP của Chính phủ về xử phat hành chính trong lĩnh vực môi trường; Nghị định số 158/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Khoáng sản, Nghị định số 01/2017/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết Luật đất đai năm 2013; Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản; Nghị định số 82/2017/NĐ-CP quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước… Năm 2018, đã trình Quốc hội thông qua Luật đo đạc và bản đồ; trình Chính phủ ban hành Nghị định số 136/2018/NĐ-CP sửa đổi một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường; Nghị định sửa đổi bổ sung các Nghị định quy định chi tiết Luật bảo vệ môi trường; Nghị định về quản lý cát sỏi lòng sông và lòng bờ bãi sông; Nghị định về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước, Nghị định quy định phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, Nghị định về hoạt động viễn thám, Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật đo đạc Bản đồ, Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai,…

[2] Cụ thể: Năm 2016 là 63 văn bản, gồm: 05 nghị định, 01 quyết định, 49 thông tư, 08 thông tư liên tịch; Năm 2017 là 86 văn bản, gồm: 7 nghị định, 01 quyết định, 78 thông tư; Năm 2018 là 43 văn bản, gồm: 01 luật, 02 nghị định, 05 quyết định, 35 thông t.; Năm 2019 là 37 văn bản, gồm: 08 nghị định, 29 thông tư; Tháng 10 năm  2020  là 12 văn bản: 06 nghị định, 03 Nghị quyết, 04 quyết định, 10 thông tư.

Dẫn theo nguồn: http://cspl-tnmt.monre.gov.vn/tin-tuc/tin-tuc-su-kien/kien-tao-the-che-chinh-sach-phap-luat-cho-phat-trien-ben-vun.html

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *